Các bệnh trẻ hay mắc phải khi giao mùa
Ngày đăng: 07/02/2019
Lượt xem: 6228
Chuyển mùa dịp tết nguyên đán, bao vây trẻ vẫn còn nhiều các tác nhân gây bệnh đường hô hấp như cảm cúm, sởi, thủy đậu, quai bị, bên cạnh đó là các tác nhân gây bệnh đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm không an toàn vệ sinh …
Thời tiết chuyển mùa những ngày đầu năm mới, trẻ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, nổi trội nhất là viêm mũi họng do tác nhân virus cảm cúm, bên cạnh đó có các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác nặng nề hơn, lây truyền qua đường hô hấp như sởi, quai bị hay thủy đậu. Bên cạnh đó, các thức ăn ngày tết với đặc tính để lâu ngày ăn dần trong dịp tết và thường xuyên ăn ngoài hàng quán khiến trẻ dễ bị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhẹ thì rối loạn tiêu hóa đôi chút, nặng có thể nhiễm trùng tiêu hóa khiến trẻ phải nhập viện.
CẢM CÚM
Thường trẻ có thể có sốt, đôi khi sốt rất cao (39 – 400C) trong 1-2 ngày đầu, kèm theo ho, sổ mũi, trẻ lớn có thể than đau nhức tay chân, đau đầu, đau họng. Điều trị chủ yếu hạ sốt, uống thuốc ho, rửa mũi với nước muối sinh lý và nghỉ ngơi nhiều. Diễn tiến kéo dài 5 – 7 ngày.
SỞI
Tuy không phải thường quy theo mùa, nhưng tình hình bệnh sởi đến thời điểm này vẫn chưa thuyên giảm nên xin được nhắc đến trong bài viết này. Cũng bệnh cảnh sốt cao liên tục, đôi khi kéo dài 5 – 7 ngày, kèm theo nổi ban từ mặt, sau tai và lan dần toàn thân. Trẻ thường ho, sổ mũi rất nhiều, mắt đỏ và đổ ghèn nhiều. Khi thấy các dấu hiệu trên nên cho trẻ đi khám ngay.
THỦY ĐẬU (TRÁI RẠ)
Thường sốt nhẹ 1-2 ngày, nổi bóng nước nhanh chóng lan toàn thân trong vòng 24 – 48 giờ, đôi khi kèm ho, sổ mũi nhẹ. Diễn tiến bệnh cũng kéo dài 7 – 10 ngày.
QUAI BỊ
Trẻ thường sưng đau góc hàm 1 hoặc cả 2 bên kèm theo sốt hoặc không. Thường bệnh diễn tiến 7 ngày, cần lưu ý các dấu hiệu đau đầu nhiều, nôn ói (biến chứng Viêm màng não), viêm đỏ, đau vùng bìu ở bé trai (biến chứng viêm tinh hoàn)
NHIỄM TRÙNG TIÊU HÓA
Trẻ thường nôn ói trước, trẻ lớn có thể than đau bụng, sau đó đi cầu phân lỏng, có nhày, đôi khi có cả máu kèm sốt hoặc không. Các trường hợp trẻ dưới 2 tuổi nên siêu âm bụng kiểm tra để loại trừ lồng ruột.
Đăng bởi: Ths.BS NGUYỄN ĐÌNH QUI (Khoa Nhiễm)
Các tin khác
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024
Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi 27/03/2024
Triệu chứng Viêm màng não ở trẻ em 16/01/2024
Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà 17/08/2023