Những điều cần biết về bệnh sởi
Ngày đăng: 19/03/2014
Lượt xem: 30505
Bệnh sởi do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có khả năng lây lan cao. Đã có vắc xin ngừa bệnh, vắc xin này ngừa được sởi, quai bị và rubella. Cần phải tiêm 2 mũi để có tác dụng phòng ngừa bệnh sởi.
Trẻ chưa tiêm ngừa hoặc chưa được tiêm nhắc lại mũi thứ hai có nguy cơ mắc sởi khi tiếp xúc với người bệnh. Người bệnh sởi có thể lây lan cho xung quanh trong giai đoạn trước khi phát ban 5 ngày và đến 4 ngày sau khi ban lặn.
Triệu chứng của bệnh sởi: Những triệu chứng đầu tiên bao gồm: sốt có thể đến 40oC, mệt mỏi, chán ăn. Sau đó, mắt đỏ và chảy nước mắt, có thể sợ ánh sáng, ho và hắt hơi, đau họng, ban đỏ xuất hiện ở mặt rồi lan ra toàn thân.
Phần lớn các triệu chứng sẽ cái thiện sau 2 – 3 ngày phát ban. Sau 3 – 4 ngày, ban chuyển màu nâu và lặn dần. Ho có thể kéo dài 1 – 2 tuần sau khi ban lặn.
Biến chứng của sởi: Nhiễm trùng hô hấp: viêm phế quản phổi, viêm thanh khí phế quản, viêm tiểu phế quản. Viêm não. Viêm hoặc loét giác mạc... Sởi có thể gây những biến chứng lâu dài và có thể gây tử vong.
Nên đưa trẻ đến bệnh viện khi thấy trẻ sốt và phát ban, hoặc khi có tiếp xúc với người bệnh sởi mà chưa tiêm ngừa. Nếu tiêm ngừa kịp thời, vắc xin có thể ngăn ngừa bệnh hoặc làm cho bệnh nhẹ đi.
Điều trị bệnh Sởi: Nghỉ ngơi, uống nhiều nước, có thể dùng acetaminophen để hạ sốt và giảm đau, uống vitamin A. Không được uống aspirin hoặc các thuốc có chứa aspirin trong bệnh sởi.
Đăng bởi: BS.Vũ Quốc Anh Thy - Khoa Dịch vụ 3
Các tin khác
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024
Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi 27/03/2024
Triệu chứng Viêm màng não ở trẻ em 16/01/2024
Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà 17/08/2023