Bấm vào hình để xem kích thước thật

Những điều lưu ý khi con phát âm khó khăn

Ngày đăng:  04/03/2012

 
Lượt xem: 17811

Rối loạn phát âm (articulation or phonological disorder) là rối loạn rất phổ biến trong các rối loạn về ngôn ngữ ở người lớn và trẻ em, đây cũng là rối loạn hay gặp nhất ở các trung tâm về can thiệp và trị liệu ngôn ngữ. Trẻ có rối loạn phát âm thường phát âm không đúng, phát âm này thành âm khác, có thể chỉ nói được nguyên âm không nói được phụ âm (ngọng hay đớt). Ngừời khác có thể rất khó để hiểu hết điều trẻ nói.

Rối loạn phát âm có thể xác định sớm khi trẻ khoảng 2-3 tuổi. Ngoài những trường hợp liên quan đến răng hàm mặt như dính thắng lưỡi, sứt môi hở hàm ếch, v.v. hoặc có vấn đề về nghe thì các trường hợp còn lại rất khó xác định nguyên nhân từ đâu.

 

Điều trị rối loạn phát âm chủ yếu là sử dụng phương pháp làm mẫu trong trị liệu hành vi. Cách thức chính là khen thưởng khi trẻ phát âm chính xác, khi trẻ bắt chước lại hoàn chỉnh, tập trước gương để cho trẻ thấy được cách tạo ra âm thanh, dạy trẻ hiểu cơ chế của các âm (vd. Để nói âm “t” thì đặt lưỡi sau răng), tập phát ra những âm thanh quen thuộc (vd. Tiếng “xiii..ì…” để phát ra âm “x”). Khi tập cho trẻ nên tuân thủ việc tập từ những âm cơ bản đến phức tạp như cụm hay câu.

 

Mục tiêu của việc điều trị là cải thiện khả năng giao tiếp. Trẻ hay người lớn có rối loạn phát âm thường rất ngại trong tiếp xúc, có thể cảm thấy khó khăn trong các mối quan hệ xã hội. Trị liệu phải làm hạn chế những tác động đến tâm lý của trẻ nên trong khi tập cho trẻ phát âm phải tránh làm trẻ căng thẳng, khó chịu. Những người thân trong gia đình nên động viên, khen thưởng trẻ nhiều hơn, tuyệt đối không chế giễu, nhại theo cách trẻ nói.

 

Phụ huynh khi thấy con mình phát âm khó khăn nên đưa cháu đi đến những cơ sở chuyên môn để kiểm tra và đánh giá về khả năng của trẻ để được can thiệp đúng cách.

Đăng bởi: CVTL. Trương Quốc Cường, Khoa Tâm lý

[Trở về]

Các tin khác