Trả lời cho những câu hỏi thường gặp trong cúm Đối với phụ nữ mang thai ( Phần 7 và hết)
Ngày đăng: 19/10/2009
Lượt xem: 8471
Một người bác sĩ mang thai có thể cho( thực hiện cho người khác) vaccine xịt mũi sống không ?
Được. Không có khuyến cáo nào đặc biệt là cần thiết. Các y tá, bác sĩ nên rửa tay của họ hoặc là dùng dung dịch rửa tay nhanh trước và sau khi tiến hành chủng ngừa.
Nếu mà một phụ nữ mang thai sanh con của cô ta trước khi nhận vaccine cúm mùa và cúm H1N1 2009, cô ta có nên vẫn nhận chúng không?
Có. Bên cạnh việc bảo vệ cô ấy khỏi bị nhiễm, vaccine cúm cũng giúp bảo vệ đữa con của cô ấy nữa. Các mũi vaccine cúm chỉ cho con trẻ 6 tháng tuổi hoặc hơn ( từ 6 tháng tuổi trở lên). Mỗi người sống chung hoặc là chăm sóc cho trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi nên chủng ngừa cả cúm mùa và cúm H1N1 2009. Một người phụ nữ có thể hoặc là nhận vaccine tiêm hoặc là vaccine xịt mũi sau khi sanh.
Bà mẹ cho con bú có thể nhận được vaccine cúm tiêm không?
Được. Cả vaccine tiêm cúm mùa và cúm H1N1 2009 hoặc xịt mũi nên được cho bà mẹ đang cho con bú. Bú sữa mẹ thì hoàn toàn thích hợp với chủng ngừa cúm , và việc phòng ngừa cúm từ bà mẹ có thể làm giảm nguy cơ đứa trẻ sẽ bị cúm. Cũng vậy, qua việc nuôi con bằng sữa mẹ, các bà mẹ có thể truyền cho đứa trẻ kháng thể mà cơ thể của họ đáp ứng với tiêm ngừa vaccine cúm, nó có thể làm giảm những nguy cơ của trẻ bị cúm. Điều này đặc biệt quan trọng cho trẻ nhủ nhi dưới 6 tháng tuổi , những đứa trẻ mà không có cách nào để nhận những kháng thể vaccine, bởi vì chúng còn quá nhỏ để được chủng ngừa.
Đăng bởi: ĐD Liên Kim( theo CDC Hoa kỳ )
Các tin khác
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024
Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi 27/03/2024
Triệu chứng Viêm màng não ở trẻ em 16/01/2024
Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà 17/08/2023