Trẻ được sinh ra từ mẹ có bệnh tiểu đường
Ngày đăng: 07/04/2010
Lượt xem: 8320
Phụ nữ mang thai có lượng đường huyết trong máu cao kéo dài suốt thời kỳ mang thai. Thường khi sanh em bé sẽ có trọng lượng lớn hơn những đứa trẻ bình thường, đặc biệt là gan, tuyến thượng thận và tim to.
Sau khi sanh, trẻ có thể bị hạ đường huyết trong thời gian ngắn do tăng insulin (insulin là một chất chuyển glucose từ máu vào mô), do đó trẻ cần được theo dõi sát về đường huyết.
Nhìn chung, mẹ bị tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu hoặc trẻ sơ sinh cũng có một nguy cơ bị khuyết tật bẩm sinh .
Các triệu chứng:
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Trẻ thường lớn hơn với tuổi thai
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Da xanh, nổi bông, nhịp tim nhanh, thở nhanh à dấu hiệu suy tim
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Vàng da sơ sinh
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Bú kém, khóc yếu (dấu hiệu hạ đường huyết nặng)
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Sưng mặt, đỏ da và rung…
- Tất cả trẻ có mẹ bị tiểu đường cần phải xét nghiệm đường huyết, ngay cả khi trẻ không có triệu chứng. Nếu trẻ có đường huyết thấp, cần phải theo dõi trong vài ngày cho đến khi đường huyết ổn định với chế độ ăn bình thường.
Biến chứng:
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Suy tim
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Tim bẩm sinh
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Tổn thương não
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Hội chứng đại tràng trái nhỏ - nguyên nhân gây tắc nghẽn đường ruột
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Thai chết sau khi sanh
Phòng ngừa:
- Khi bạn có thai, cần khám tiền sản và làm các xét nghiệm thường qui để phát hiện tiểu đường thai kỳ.
- Hãy gọi cho bác sĩ của bạn nếu tiểu đường của bạn khó kiểm soát.
- Nếu bạn có thai, không được chăm sóc tiền sản, xin hẹn với bác sĩ để được hướng dẫn.
- Kiểm soát tốt đường huyết và nhận biết sớm tiểu đường thai kỷ có thể ngăn ngừa biến chứng khi trẻ sanh ra.
- Theo dõi sát trẻ trong vòng 24h đầu sau sanh ngăn ngừa biến chứng do hạ đường huyết.
- Cho trẻ ăn sớm có thể ngăn ngừa hạ đường huyết.
- Hạ đường huyết kéo dài có thể điều trị với glucose tĩnh mạch.
Đăng bởi: Bs.Ck2. Nguyễn Thiện Hoằng - Phó Khoa Nội Tổng Hợp ( Nguồn từ MD.Consult)
Các tin khác
Đừng quên chích ngừa sởi khi còn có thể! 12/09/2024
Bệnh Sởi Và Những Điều Cần Biết 15/08/2024
Bệnh bạch hầu và các biện pháp phòng ngừa 13/07/2024
Tiêm vắc-xin để chủ động phòng bệnh Sởi 27/03/2024
Triệu chứng Viêm màng não ở trẻ em 16/01/2024
Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà 17/08/2023