Bấm vào hình để xem kích thước thật

Cha hiến thận cứu con trai 9 tuổi

Ngày đăng:  08/04/2021

 
Lượt xem: 2821

Phát hiện và chẩn đoán suy thận mạn 1 năm nay, cuộc sống của bé trai 9 tuổi phải điều trị thay thế thận, gắn liền với các ống dẫn, với giường bệnh và nguy cơ nhiễm trùng, xơ hóa màng bụng cùng một gánh nặng kinh tế rất lớn cho gia đình. Việc điều trị thay thế thận phải thực hiện suốt đời và tới một thời điểm nào đó, bệnh nhi có thể tử vong.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
Ghép thận là phương pháp điều trị lý tưởng nhất cho bệnh nhi, nhưng quá trình chuẩn bị không hề đơn giản, nhất là tìm nguồn thận ghép và chi phí cuộc mổ lớn.
 
Chẩn đoán suy thận mạn, 1 năm nay, cuộc sống
của con gắn liền với giường bệnh và các đường ống,
những lần chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc
 
Sau gần 1 năm chuẩn bị với rất nhiều cuộc hội chẩn giữa Bệnh viện Nhi đồng 2 và Khoa Niệu Bệnh viện Chợ Rẫy, ca ghép thận thứ 19 đã được Bệnh viện Nhi đồng 2 tiến hành vào ngày 23/03/2021 với nguồn thận ghép từ người cha và kinh phí được các nhà hảo tâm hỗ trợ.
 
Rất nhiều cuộc hội chẩn được thực hiện giữa Bệnh viện Nhi đồng 2 và Bệnh viện Chợ Rẫy
trong suốt 1 năm qua để chuẩn bị cẩn thận cho cuộc mổ
 
Vẻ mặt người cha đầy ưu tư trước giờ thực hiện
ca ghép thận để cứu con trai
 
* Ekip phẫu thuật, bao gồm:
- PGS.TS.BS Thái Minh Sâm - Trưởng khoa niệu Bệnh viện Chợ Rẫy,
- TS.BS. Phạm Ngọc Thạch - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2,
- ThS.BS. Phan Tấn Đức - Trưởng khoa Niệu cùng các cộng sự.
 
ThS.BS Phan Tấn Đức cùng các đồng nghiệp xem lại hình ảnh ngay
trước giờ thực hiện ca mổ
 
Thời gian phẫu thuật dự kiến là 8-10 giờ, nhưng công đoạn lấy thận cho từ người cha và ghép cho bệnh nhi đã hoàn thành sau 05 giờ đồng hồ với sự nỗ lực của toàn bộ ekip.
 
Ekip gây mê tiến hành gây mê cho bệnh nhi. Để thực hiện được những
ca mổ, vai trò của ekip gây mê hồi sức là cực kì quan trọng, họ là những
chiến binh thầm lặng...

BS.CK2 Mai Tấn Liên Bang - Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh

tiến hành siêu âm kiểm tra sự lưu thông mạch máu ngay trên bàn mổ,

đảm bảo dòng máu được lưu thông tốt tới thận ghép

 
TS.BS. Phạm Ngọc Thạch cùng đồng nghiệp khởi đầu ca mổ lấy thận
từ người cha
 

 

ThS.BS. Nguyễn Yên - Giảng viên bộ môn ngoại nhi ĐH Y Dược TP.HCM

& Khoa Niệu BV Nhi đồng 2 cùng tham gia ca mổ

 
         

GS.BS Trần Đông A - người Thầy luôn đồng hành cùng các thế hệ bác sỹ cũng như biết bao bệnh nhi.

 
 
          ThS.BS Võ Thị Tường Vy - K. Thận nội tiết, một trong những Bs được Bệnh viện đưa đi tập huấn tại BV. Chợ rẫy trong thời gian dài về theo dõi BN ghép thận đang theo dõi sát bệnh nhi và sẵn sàng tiếp nhận theo dõi bệnh sau ca ghép

BS Vi Anh - Phụ trách gây mê cho ca mổ, âm thầm theo dõi diễn tiến để đảm bảo cuộc mổ được diễn ra thuận lợi

 
Bệnh nhi được chuyển tới phòng hồi sức. Cả ekip cùng theo dõi diễn tiến bệnh nhi
sau mổ, đặc biệt là nước tiểu. Những giọt nước tiểu đầu tiên chính là dấu hiệu thận
ghép đã bắt đầu hoạt động...
 
02 tuần sau mổ, sức khỏe bệnh nhi và người cha đã phục hồi, thận ghép đã hoạt động tốt và bệnh nhi đang được chăm sóc tại khoa Thận nội tiết.
 
   
 
Nụ cười nở trên môi... mong rằng những diễn biến
tiếp theo sẽ thuận lợivà sẽ có nhiều bệnh nhi có được
may mắn như con
 
Giai đoạn tiếp theo, bệnh nhi sẽ được các bác sỹ khoa Thận nội tiết theo dõi định kì để sử dụng thuốc chống thải ghép cũng như đánh giá hoạt động của thận ghép.
 
TS.BS Phạm Ngọc Thạch - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung là một trong những phương pháp ưu việt nhất, mở ra cơ hội điều trị với chất lượng cuộc sống tốt hơn rất nhiều cho các bệnh nhân suy thận mạn, xơ gan, ung thư máu… Ngoài ca ghép thận thứ 19 vừa được thực hiện, Bệnh viện cũng đã tiến hành thành công ca ghép tế bào gốc thứ 2 và đang tiếp tục công tác chuẩn bị cho ca ghép gan. Tất cả vì mục tiêu chăm sóc toàn diện cho các bệnh nhi.
 
BS.CK2 Lê Thị Minh Hồng - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ thêm "ghép tạng là một phương pháp có nhiều ưu điểm vượt trội, giúp bệnh nhi có cuộc sống tốt hơn rất nhiều. Tuy nhiên, không giống bệnh nhân người lớn, nguồn tạng ghép từ bệnh nhân chết não ở trẻ em rất khan hiếm, do đó chỉ có thể nhận từ người cho khỏe mạnh. Ngoài ra, chi phí cho một ca ghép rất tốn kém và chưa được bảo hiểm y tế chi trả toàn bộ”
 
Chúng tôi xin cảm ơn sự nỗ lực của toàn bộ ekip, cơ quan truyền thông đã kết nối, cảm ơn các nhà hảo tâm đã cùng chung tay để hỗ trợ cho bệnh nhi.
 
Tổng hợp: BS. Lê Quang Mỹ - Khoa Ngoại Thần kinh
(Hình ảnh được chia sẻ với sự cho phép của gia đình bệnh nhi)

 

 

Đăng bởi: Hân Nguyễn

[Trở về]

Các tin khác