Bấm vào hình để xem kích thước thật

Chậm nói có phải mắc bệnh tự kỷ không?

Ngày đăng:  25/05/2009

 
Lượt xem: 10289

Câu hỏi:

 

Cậu hỏi :

Con tôi là cháu trai, cháu sinh ngày18/08/2007. Hiện cháu chưa biết nói rõ từ, chỉ nói ê a, những từ khó hiểu, hay hát. Khi nào thích cháu mới kêu "Bố ơi", cháu vận động bình thường. Cháu nói chậm như thế có phải là bệnh tự kỷ không ạ ?

Người hỏi: thuydungnguyenle@yahoo.com

Trả lời:

Trả lời :

- Sự phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ  từ 18 -  24 tháng tuổi :  trẻ biết khoảng 200 từ, từ 18 đến 20 tháng, trẻ có thể học được độ 10 từ mỗi ngày, Khoảng 18 tháng, tốc độ hiểu các từ ngữ mới của trẻ nhỏ thường gia tăng rất nhanh. Trẻ biết gọi tên và lựa chọn những món đồ chơi và biết làm theo lời hướng dẫn như “Lấy cho mẹ cái nón của con đi” và biết chỉ tay vào những hình ảnh của người hay vật quen thuộc khi được gọi tên. Trẻ có thể kết hợp 2 từ ngữ lại với nhau thành một câu đơn giản như “ăn cơm” hay “uống nước” và có thể hát theo các bài đơn giản. Trẻ bắt đầu có nhận thức về bản thân mình, và có thể bắt đầu tự nói về mình, về những thứ mà trẻ thích và không thích, những điều trẻ nghĩ cảm nhận. Có trẻ chậm nói hơn, mãi đến khi chúng được 2 tuổi và trẻ phải dùng cử chỉ để diễn đạt được nhu cầu cần thiết.

 - Tự kỷ là một rối lọan phát triển suốt đời. Trẻ có rối lọan tự kỷ về thể chất vẫn phát triển bình thường nhưng thiếu hoặc hạn chế các kỹ năng vế tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi lặp lại. Rối lọan này thường được chuẩn đóan khi trẻ hơn 5 tuổi nhưng những biểu hiện đã có thể thấy được ở lứa tuổi nhỏ hơn từ khoảng 18 tháng tuổi.

- Các dấu hiệu báo động sớm rối lọan Tự kỷ (theo Wetherby, 2004):

  Tương tác xã hội

1.       Không tiếp xúc mắt

2.       Không biểu hiện nét vui vẻ, nhiệt tình

3.       Không chia sẻ sự quan tâm/ niềm vui

4.       Không đáp ứng với gợi ý theo bối cảnh

5.       Không đáp ứng với tên gọi

6.       Không phối hợp với giao tiếp không lời

Giao tiếp

7.       Ngữ điệu bất thường

8.       Không chỉ bằng ngón tay

9.       Không đưa cho xem

10.   Không giao tiếp bằng phụ âm (ví dụ: aaaaa, oooo, oh….oh, huh)

Hành vi lặp lại

11.   Cử động lặp lại với đồ chơi

12.   Cử động hoặc tư thế lặp lại

13.   Không chơi với đồ chơi đa dạng

Nếu con của bạn có một trong số các dấu hiệu trên hãy cho trẻ đi khám để được đánh giá và can thiệp kịp thời . Chúng tôi rất mong muốn được chia sẻ trực tiếp với bạn về những vấn đề cụ thể của bé tại khoa Tâm lý trẻ em Bệnh viện Nhi đồng 2, số 14 Lý Tự Trọng P Bến Nghé, Q.1. Điện thoại: 08.3 829 5723 (Nội bộ 8248) vào các ngày thứ 2- thứ 6 từ 7g30 – 16g và sáng thứ 7( từ 7g 30- 11g30).

Trả lời bởi: CNTL Trương Quốc Cường - Khoa Tâm Lý

[Trở về]

Các tin khác