Cúm H1N1 với phụ nữ mang thai ( phần cuối)
Ngày đăng: 12/08/2009
Lượt xem: 6772
Dấu hiệu nguy hiểm cho tất cả các bệnh nhân:
Trên toàn thế giới, điều chính yếu ở những bệnh nhân nhiễm virus cúm của đại dịch là tiếp tục có những triệu chứng vừa phải và khỏi hoàn toàn trong vòng 1 tuần, thậm chí không có bất kỳ một sự trị liệu nào. Sự kiểm soát virus từ những ổ dịch đa dạng đã thấy rằng không có chứng cứ của sự thay đổi khả năng của virus để lây lan hoặc gây nên nhưng bệnh nghiêm trọng
Thêm vào những nguy cơ nổi bật đã được ghi nhận ở phụ nữ mang thai, những nhóm người có nguy cơ gia tăng những bệnh nghiêm trọng hoặc chết người bao gồm những người có bệnh nền , đặc biệt hầu hết bệnh phổi mạn tính ( bao gồm suyễn), bệnh tim mạch, tiểu đường, và suy giảm miễn dịch. Một vài nghiên cứu sơ bộ cho thấy rằng béo phì, và đặc biệt rất béo phì, có thể là một yếu tố nguy cơ làm bệnh trầm trọng hơn.
Bên trong bức tranh phần lớn yên lòng này , một số nhỏ những người khỏe mạnh khác , thường dưới 50 tuổi, trải qua diễn tiến rất nhanh đi đến những bệnh nặng hoặc là chết người, biểu hiện bởi viêm phổi nặng mà nó phá hủy nhu mô phổi và suy giảm chức năng của đa cơ quan. Không có yếu tố nào cho thấy có thể tiên đoán được một mẫu ( dạng) của bệnh nặng vẫn chưa được xác định, dầu rằng nhiều nghiên cứu đang tiến hành.
Các bác sĩ, bệnh nhân, và những người chăm sóc chủ yếu là ở nhà cần cảnh giác với những dấu hiệu nguy hiểm mà nó có thể là là những dấu hiệu diễn tiến bệnh nặng hơn. Bởi vì diễn tiến có thể xảy ra rất nhanh, về mặt y tế cần chú ý tìm kiếm khi có bất kỳ dấu hiệu nguy hiểm cần theo dõi ở người đã xác định hay là đang nghi ngờ bị nhiễm cúm H1N1:
Thở dốc , hoặc là đang tập thể dục ,hoặc là đang nghỉ ngơi.
Khó thở.
Trở nên xanh xao.
Đàm có máu hay đổi màu .
Đau ngực
Biến đổi tâm thần.
Sốt cao hoặc kéo dài trên 3 ngày.
Huyết áp thấp.
Ở trẻ em, dấu hiệu nguy hiểm bao gồm thở nhanh hoặc khó thở, không lanh lợi, khó đánh thức và không muốn hoặc là không thích chơi đùa.
Đăng bởi: ĐD Liên Kim ( theo WHO)
Các tin khác
Hộp thuốc cấp cứu phản vệ 23/04/2018
Quy trình bệnh nhân xuất viện 23/04/2018
Quy trình tiếp nhận bệnh nhân BHYT nằm viện 23/04/2018
Quy trình giải quyết bệnh nhân tử vong 23/04/2018
Quy trình thở NCPAP 10/03/2018
Quy trình chạy thận nhân tạo 10/03/2018
Quy trình đeo vòng tay 10/03/2018
Nuôi ăn qua lỗ mở dạ dày ra da 10/03/2018