Ứng dụng Catheter động mạch rốn theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn ở trẻ sơ sinh tại Khoa Hồi sức Bệnh viện Nhi Đồng 2
Ngày đăng: 14/03/2014
Lượt xem: 21733
Tóm tắt
Huỳnh Thị Phương Thảo*, Lê Ngọc Ánh*, Nguyễn Trần Nam*
Mục tiêu: Xác định hiệu quả và biến chứng của theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn qua Catheter động mạch rốn ở trẻ sơ sinh tại khoa hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 01/2011 - 6/2011.
Đối tượng phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca, tất cả bệnh nhân sơ sinh nhập khoa Hồi sức bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2011 đến 6/2011 có chỉ định theo dõi huyết áp xâm lấn qua động mạch rốn.
Kết quả: Từ tháng 1/2011 đến 6/2011 có 34 trường hợp được báo cáo. Hiệu quả của việc đặt catheter động rốn theo dõi huyết áp trên trẻ sơ sinh là 100%. Trong đó, dạng bệnh nhiều nhất là trẻ non tháng bệnh màng trong (14 ca) chiếm tỉ lệ gần 42%. Yếu tố quyết định đặt catheter động mạch rốn theo dõi huyết áp là nguy cơ suy hô hấp, chiếm tỉ lệ hơn 85%. Trong 34 ca nghiên cứu chỉ có 2 ca nhiễm khuẩn, tỉ lệ 5,9 %. Các biến chứng khác như thuyên tắc, chảy máu là 0%.
Kết luận: Đo huyết áp trực tiếp qua catheter động mạch là tiêu chuẩn vàng. Các biến chứng quan trọng của thủ thuật này rất ít gặp.
Từ khóa: Đặt catheter động mạch rốn, huyết áp động mạch xâm lấn, nhiễm khuẩn liên quan đến catheter.
Abstract
APPLICATION OF UMBILICAL ARTERIAL CATHETERIZATION FOR MONITORING INVASIVE BLOOD PRESSURE IN NEONATES AT NEONATAL INTENSIVE CARE UNIT (NICU) - CHILDREN’S HOSPITAL 2
Huynh Thi Phuong Thao, Le Ngoc Anh, Nguyen Tran Nam
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 76 – 81
Objectives: Determination of the effectiveness of measuring direct blood pressure by umbilical arterial catheterization.
Method: Cases series, all of newborn who required monitoring invasive blood pressure in NICU-Children’s Hospital 2.
Results: From January 2011 to June 2011, 34 cases were reported: 100% successful cases of arterial catheterization techniques for invasive monitoring. Of these, there were 14 cases of preterms with respiratory distress syndrome (42%). The most indication was respiratory failure (85%). And the rate of catheter-related infection was 2%. For the other complications such as embolism, bleeding…were 0%.
Conclusion: Direct measurement by an arterial catheter is the gold standard for measuring blood pressure. Significant complications of arterial catheterization are uncommon.
Key words: Umbilical arterial catheterization, invasive blood pressure, catheter-related infection.
Đăng bởi: Phòng Chỉ Đạo Tuyến
Các tin khác
Thái độ đối với nghề nghiệp của học sinh Điều dưỡng trường Cao Đẳng Y tế Tiền Giang 28/03/2011