NỘI SOI GẮP DỊ VẬT ÂM ĐẠO Ở TRẺ 3 TUỔI
Ngày đăng: 12/09/2012
Lượt xem: 9542
Vừa qua, các bác sĩ khoa ngoại niệu bệnh viện Nhi Đồng 2 đã xử trí nội soi gắp dị vật ở âm đạo của 1 bé gái 3 tuổi khá hi hữu. Bé N.T.A.T, trong lúc tắm trong thau, bé chơi với các nút áo , vô tình 1 cái nút đi vào và mắc kẹt trong âm đạo của bé. Người nhà phát hiện thấy mất 1 cái nút áo và cũng may là bé bập bõm nói được với mẹ nên bé được đưa ngay đến bệnh viện để khám.
Trường hợp này cùng khá hi hữu là chụp X quang cũng cho thấy dị vật hình tròn trong âm đạo gây khó khăn cho chẩn đoán dị vật. Cuối cùng bé đã được nội soi ngã âm đạo để tìm dị vật. Kết quả là bé được các bác sĩ nội soi gắp ra dị vật là 1 cái nút áo bọc nhôm đường kính khoảng 1 cm. Hiện bé đã ổn định và xuất viện. Thạc sĩ bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, phẫu thuật viên chính, cho biết đối trường hợp dị vật âm đạo ở trẻ gái này nội soi âm đạo gắp dị vật là biện pháp tốt nhất vì quan sát được rõ bên trong và ống nội soi phải là ống nhỏ dành cho trẻ sơ sinh để tránh gây tổn hại và rách các mô mềm xung quanh ( nhất là màng trinh của bé). Bác sĩ cho biết thêm, dị vật âm hộ ở trẻ khá thường gặp, nhất là ở lứa tuổi quanh tuổi lên 3, do đây là lứa tuổi mà tâm lý của trẻ thay đổi nhanh, mong muốn khám phá thế giới xung quanh, ưa làm ngược lại những gì cha mẹ bảo ( còn gọi là khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 ở trẻ nhỏ). Dị vật có thể gặp không chỉ ở âm đạo mà còn ở niệu đạo ( đường tiểu) do các bé tò mò, nhét những vật nhỏ như đầu bút chì, mảnh đồ chơi nhỏ vào gây triệu chứng bé không tiểu được hay tiểu máu do trầy xước niêm mạc đường niệu đạo. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, những dị vật này sẽ là nguyên nhân gây viêm nhiễm chảy máu âm hộ kéo dài ở trẻ, đôi khi gây nhiễm trùng nặng gây tổn thương thận vĩnh viễn . Vì vậy, tốt nhất là tránh cho trẻ chơi 1 mình mà không có sự quan sát của người lớn, nhất là với các đồ chơi nhiều thành phần nhỏ.
Đăng bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại
Các tin khác
Thông báo mời tham dự Hội nghị Khoa học Ghép tạng Trẻ em năm 2024 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 25/11/2024
Chương trình Giao lưu trực tuyến, chủ đề: “Trẻ sinh non và những lưu ý trong quá trình chăm sóc” 12/11/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 11/2024 06/11/2024