Coi chừng vỡ dạ dày sau chấn thương
Ngày đăng: 16/12/2011
Lượt xem: 10027
Bé D.G.H, 4 tuổi, sau khi ăn tiệm, cùng bố băng qua đường thì bị 1 chiếc xe Honda đụng phải. Sau tai nạn, bé đau bụng rất nhiều và đau chân không đi được, được người nhà đưa vào bệnh viện Nhơn Trạch cấp cứu và chuyển lên BV Nhi Đồng 2. Tình trạng lúc nhập viện của bé vô cùng khẩn cấp, bé đau bụng nhiều, khó thở, có dấu hiệu mất máu cấp. Siêu âm bụng cho thấy có dịch ổ bụng và dập gan, X quang bụng cho thấy có hơi tự do trong ổ bụng, khả năng là thủng ruột hoặc dạ dày
span style="font-family: "Arial","sans-serif";">Bé được hồi sức tích cực và mổ khẩn ngay sau đó. Kết quả là phần thân dạ dày của bé bị rách 1 đoạn khoảng 5 cm làm lan tràn thức ăn khắp ổ bụng. Các bác sĩ đã khâu lại chỗ rách của dạ dày, rửa sạch ổ bụng và cố định lại phần xương chân bị gãy cho bé. Hiện bé đã ổn định, tỉnh táo và hết đau bụng. Bác sĩ Phan Tấn Đức, phẫu thuật viên chính ca mổ, cho biết trường hợp của bé đã được phát hiện thủng tạng rỗng ( ở đây là dạ dày) và mổ rất kịp thời, tránh được hiện tượng viêm nhiễm do thức ăn nằm lâu trong ổ bụng. Bác sĩ lưu ý thêm các trường hợp sau ăn no mà bị té đập với 1 lực mạnh (xe đụng té đập bụng xuống đường) hay bị 1 vật gì đập mạnh vào bụng ( thường gặp nhất là bé ngồi phía trước xe, xe thắng gấp, ghi-đông xe đập vào bụng bé) có đau bụng thì phải cẩn thận với việc vỡ dạ dày.Lí do là lúc đó dạ dày đang hoạt động mạnh và căng to, rất dễ bị vỡ. Các trường hợp như vậy, cha mẹ nên cho bé kiểm tra tại bệnh viện có phương tiên siêu âm và Xquang hỗ trợ để phát hiện sớm và mổ kịp thời cho bé.
Đăng bởi: BS Trương Anh Mậu, khoa ngoại
Các tin khác
Thông báo mời tham dự Hội nghị Khoa học Ghép tạng Trẻ em năm 2024 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 25/11/2024
Chương trình Giao lưu trực tuyến, chủ đề: “Trẻ sinh non và những lưu ý trong quá trình chăm sóc” 12/11/2024
Hội thảo chuyên đề định kỳ tháng 11/2024 06/11/2024