Bấm vào hình để xem kích thước thật

Các triệu chứng, biến chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh viêm tiểu phế quản. ( phần 1)

Ngày đăng:  21/11/2010

 
Lượt xem: 12666

 

Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng phổ biếntại  phổi, thường do virus gây ra. Nó thườngxảy ra ở trẻ nhũ nhi, trẻ dưới 2 tuổi,chủ yếu trẻ dưới 6 tháng tuổi. Thông thường, viêm tiểu phế quản xảy ra trong những tháng mùa đông ( châu Âu), Việt Nam có quanh năm và thường vào tháng 8, 10 đến cuối năm.

Viêm tiểu phế quản bắt đầu với triệu chứng tương tự như cảm thông thường nhưng sau đó tiến đến ho, thở khò khè, khó thở. Các triệu chứng điển hình của viêm tiểu phế quản thường kéo dài một hoặc hai tuần và khỏi hẳn.

Trong một số trường hợp, đặc biệt là nếu trẻsẳn một bệnh lý nền nào đó hoặc là trẻ sinh non tháng, lúc đó viêm tiểu phế quản có thể trở nên nghiêm trọng và phải nhập viện.

Các triệu chứng:

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh  tương tự như bị cảm lạnh thông thường, trong những ngày đầu tiên:

Ø       Chảy nước mũ

Ø       Nghẹt mũ

Ø       Sốt nhẹ (không phải luôn luôn )

Có thể 2 -3 ngày đến một tuần sau đó, trẻ :

Ø       Thở khò khè - thở có vẻ khó khăn hơn hay thở ra ồn ào

Ø       Thở nhanh hoặc khó thở

Ø       Nhịp tim nhanh

Ở trẻ khỏe mạnh, bệnh  thường tự khỏi  trong 1-2 tuần.

Bệnh có thể nặng hơn và trẻ cần được nhập viện, nếu trẻ có:

Ø       Trẻ sinh non hoặc

Ø       Có sẳn bệnh lý nền  như bệnh tim hoặc bệnh phổi hay suy yếu hệ miễn dịch

Ø       Nhận biết triệu chứng nặng: Khó thở hoặc da hơi xanh-tím  (tím tái) - một dấu hiệu biểu hiện của sự thiếu oxy, cần cấp cứu khẩn cấp.

Khi nào cần đến khám bác sĩ: Ngoài triệu chứng hô hấp, nều  trẻ  thêm:

Ø       Trẻ dưới 12 tuần tuổi hoặc

Ø       Có yếu tố nguy cơ khác như: sinh non hoặc bệnh lý  tim hoặc  bệnh phổi

Ø       Nếu trẻ có một trong các các triệu chứng sau đây:

ü Nôn ói

ü Thở khò khè

ü Thở rất nhanh và nông và hoặc rút lõm ngực (trên 60 lần/phút ở trẻ dưới 2 tháng tuổi; trên 50  lần/phút ở trẻ  2 tháng – 12 tháng tuổi; trên 40 lần/phút ở trẻ trên 12 tháng tuổi)

ü Thở rất mệt nhọc hoặc cần phải ngồi để thở hoặc trẻ nhỏ thì quấy bứt rứt

ü Da chuyển sang màu xanh tím, đặc biệt là xung quanh môi và móng tay (tím)

ü Bú ít hoặc bỏ bú hoặc  thở quá nhanh nên bỏ bú

ü Li bì hoặc khó đánh thức

Nguyên nhân:
Viêm tiểu phế quản xuất hiện  khi virus xâm nhập vào hệ hô hấp ( đường thở) di chuyển từ phế quản chính, rồi đến các phế quản sau đó đến các tiểu phế quản, là nơi đường thở nhỏ nhất trong phổi. Nhiễm virus làm cho các phế quản sưng lên và bị viêm. Hậu quả, tích tụ chất nhầy trong các đường thở, có thể gây cản trở không khí  và không khí khó lưu thông tự do trong phổi như thường lệ.
Các triệu chứng thường nhẹ, ở trẻ lớn và người lớn. Nhưng trẻ nhũ nhi, đường thở nhỏ và hẹp  hơn nên dễ bị tắc nghẽn, dẫn đến dễ bị khó thở hơn.
Các virusgây bệnh như virushợp bào hô hấp - respiratory syncytial virus(RSV), một loại virus phổ biến thường gây ra viêm tiểu phế quản ở trẻ em. Ngoài ra, các tác nhân khác như  virus gây bệnh cúm hoặc cảm lạnh thông thường.
Viêm tiểu phế quản là bệnh lây.Trẻ bị mắc nhiễm  virus cũng giống như bị cảm lạnh hoặc cúm – lây thông qua các giọt nước bị nhiễm virus có trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện. Trẻ cũng có thể bị mắc bệnh  do chạm vào các đồ vật của trẻ bị bệnh như dụng cụ, khăn, đồ chơi - và sau đó sờ vào mắt, mũi hay miệng.
Yếu tố nguy cơ:
Một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất: trẻ dưới 6 tháng tuổi, bởi vì phổi và hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể chưa phát triển đầy đủ. Bé trai dễ mắc bệnh hơn trẻ gái.
Các yếu tố khác có liên quan với tăng nguy cơ
bệnh như:
Ø       Không được bú sữa mẹ - trẻ bú sữa mẹ sẽ nhận được sự bảo vệ từ hệ miễn dịch của mẹ cho
Ø       Sinh non
Ø       Bệnh lý  tim mạch hoặc bệnh lý phổi sẳn có
Ø       Suy giảm hệ thống miễn dịch.
Ø       Tiếp xúc với khói thuốc lá
Ø       Tiếp xúc  với nhiều trẻ em, như trong nhà trẻ, trường học
Ø       Sống trong một môi trường đông đúc
Ø       Có anh chị em đi học hay người chăm trẻ và mang nhiễm trùng về nhà
Các biến chứng
Các biến chứng của viêm tiểu phế quản nặng như:
Ø       Thở mệt tăng dần
Ø       Tím tái, là tình trạng da xuất hiện màu xanh hoặc tái mét, đặc biệt là xung quanh môi, gây ra do thiếu oxy
Ø        Mất nước.
Ø       Mệt mỏi
Ø       Suy hô hấp nặng
Khi xuất hiện các dấu hiệu trên thì cần nhập viện. Suy hô hấp nặng có khi cần phải đặt  một ống vào đường thở là khí quản (đặt nội khí quản) để hỗ trợ trẻ thở cho đến khi tình trạng bệnh được kiểm soát.
Nếu trẻ  sinh non, có bệnh tim hoặc phổi, hoặc suy giảm  miễn dịch, thì phải theo dõi thật sátkhi bắt đầu có triệu chứng  của bệnh. Bởi vì bệnh có thể nhanh chóng trở nên nặng, và lúc đó các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lý nền sẽ diễn tiến tệ hơn. Trong trường hợp này, trẻ sẽ cần phải nhập viện để theo dõi và xử trí kịp thời.

 Viêm tiểu phế quản đôi khi có kèm theo nhiễm trùng phổi khác như viêm phổi do vi trùng. Có thể bị tái nhiễm với virus (RSV) nhưng thường là không nặng. Nếu viêm tiểu phế quản lặp đi lặp lại có thể phát triển bệnh hen suyễn sau này, nhưng mối liên quan  giữa hai bệnh lý này cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. (Xem tiếp phần 2: Cần chuẩn bị thế nào trước khi đưa bé đến khám bác sĩ ?)

Đăng bởi: BS.CK2. Đặng Thị Kim Huyên - Phó Khoa Hô Hấp

[Trở về]

Các tin khác