Bệnh hẹp môn vị phì đại hay u cơ môn vị (phần1)
Ngày đăng: 28/09/2010
Lượt xem: 15993
Nôn trớ ở trẻ sau sinh là 1 hiện tượng thường gặp. có thể là sinh lý nhưng cũng có thể là bệnh lý. Khi bé thường xuyên bị nôn sau bú, dù đã được sử dụng rất nhiều thuốc nhưng vẫn không giảm, thậm chí bé không lên cân thì các bậc cha mẹ nên lưu ý, rất có thể bé bị 1 dạng bệnh lý bẩm sinh ở đường tiêu hóa là hẹp môn vị phì đại. Bài viết sau sẽ giải đáp rõ hơn về bệnh lý này.
Hẹp môn vị phì đại là gì?
Khi chúng ta ăn, thức ăn sẽ từ miệng xuống thực quản vào dạy dày, sau đó thức ăn sẽ đi qua môn vị cuả dạ dày để xuống ruột non. Do đó, có thể xem môn vị là 1 cửa khẩu ( thực chất là 1 lớp cơ vòng) nối liền dạ dày với đoạn đầu của ruột non. Khi lớp cơ này bị thương tổn tăng sinh dày lên làm lòng môn vị bị hẹp lại, khiến cho thức ăn từ dạ dày không qua được để xuống ruột sẽ gây nên bệnh lý hẹp môn vị phì đại hay còn gọi là u cơ môn vị.
Tần suất của bệnh?
Tần suất bệnh ở Mỹ thống kê được là khoảng 2-4 trẻ mắc bệnh này/1000 trẻ khi sinh ra. Còn ở VN chưa rõ. Bệnh có ưu thế phái tính nổ bật ở bé nam so với bé nữ với tỷ lệ 4/1 và tỷ lệ này tăng cao ở con so.
Bệnh có di truyền?
Bệnh có liên quan đến di truyền.
Khi cha mắc bệnh thì nguy cơ mắc bệnh đối với con trai là 5,5% và con gái là 2,4%.
Khi mẹ mắc bệnh thì nguy cơ sẽ còn cao hơn nữa, đối với con trai là 19% và con gái là 7%.
Ngoài ra, bệnh cũng còn gặp ở nhiều anh chị trong cùng 1 gia đình, cà trẻ sinh đôi, sinh ba.
Dấu hiệu của bệnh?
Dấu hiệu của bệnh hiếm khi xuất hiện sớm để có thể phát hiện được ngay. Bé sinh ra vẫn bình thường và không có dấu hiệu rối loạn gì về tiêu hóa. Tuy nhiên khoảng thời gian trống không triệu chứng này chỉ kéo dài khoảng 2-4 tuần( cũng có trường hợp kéo dài đến vài tháng) thì bắt đầu xuất hiện dấu hiệu nôn (ói) sau bú.
Triệu chứng nôn đặc hiệu của bệnh
Nôn trong hẹp môn vị phì đại là 1 triệu chứng chính và có cách nôn rất đặc biệt . Sau bú khoảng 10-20 phút thì bé bắt đầu nôn thốc, rất mạnh vọt ra miệng và cả 2 lỗ mũi. Chất nôn là sữa hoặc nước vừa bú vào, không có màu vàng của mật (chứng tỏ đây vẫn là thức ăn nằm trong dạ dày vừa bú vào). Cũng có bé bắt đầu bằng hiện tượng trớ rồi từ từ mới nôn dữ dội. Số lần nôn tăng dần theo thời gian, lúc đầu bé chỉ nôn 1-2 lần trong ngày hoặc nôn 1 lần sau 2-3 lần bú nhưng sau đó tần số nôn ngày một nhiều hơn; cứ 1 lần bú là 1 lần nôn. Càng về sau số lần nôn ít hơn số lần bú nhưng lượng chất nôn nhiều lên và sữa nôn ra đã lên men. Đây là giai đoạn nặng của bệnh do dạ dày của bé đã giãn và mất trương lực.
Các triệu chứng khác kèm theo?
Do bé bú là nôn không tiếp nhận được thức ăn nên thể trạng nhanh chóng suy sụp, toàn thân ở trạng thái mất nước, lờ đờ, da nhăn nheo, thóp trước lõm, má hóp, mắt trũng nhìn rất hốc hác và già trước tuổi. Cân nặng của bé không những không tăng mà cón giảm đi so với lúc sinh ra do mất nước và thiếu năng lượng. Và đặc biệt là bé rất háu đói. Sau khi nôn là bé đòi bú ngay, bú rất nhiệt tình. Triệu chứng háu đói này giúp ta phân biệt với triệu chứng nôn của 1 số bệnh lý khác như lồng ruột,bệnh lý não gây nôn...
Ngoài ta, bé còn bị táo báo, phân ít, phân xanh, giàm số lần đi cầu và tiểu ít cả về số lượng lấn số lần do không ruột không tiếp nhận được thức ăn.
Ngoài các triệu chứng có thể nhận biết như trên thì người nhà hoặc bác sĩ còn có thể sờ thấy 1 khối u khoảng 2-3 cm ở vùng dưới sường bên phải. Đó là u cơ môn vị tạo thành do các lớp cơ của môn vị dày lên. Khi sờ thấy u này thì khả năng mắc bệnh lý này là rất cao. Một số trẻ đôi khi có thêm triệu chứng vàng da ( khoảng 2-3% trường hợp).
Đăng bởi: Bs Trương Anh Mậu, K.ngoại Bv NĐ2
Các tin khác
Cảnh giác chấn thương thận kín ở trẻ em 12/07/2023
Tắc ruột vì 14/01/2021